Tổ chức cá nhân có nhu cầu đăng ký dịch vụ Chứng nhận trồng trọt hữu cơ xin liên hệ theo biểu mẫu dưới đây








    TÀI LIỆU, MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

    – Năng lực chứng nhận hữu cơ

    – Đơn đăng ký chứng nhận hữu cơ

    – Nguyên tắc và điều kiện chứng nhận hữu cơ

    – Nguyên tắc tính phí

    GIỚI THIỆU DỊCH VỤ

    Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương, không sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng, một cuộc sống chất lượng cho tất cả tham gia..
    Nông nghiệp hữu cơ sử dụng các phương pháp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh, phân bón thân thiện với môi trường (không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học). Canh tác hữu cơ khác về cơ bản canh tác thông thường vì việc sử dụng các loại phân bón carbon so với các loại phân bón tổng hợp hòa tan cao; sử dụng thiên địch, thuốc sinh học thay vì thuốc trừ sâu tổng hợp.
    Sản xuất nông nghiệp hữu cơ nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường góp phần mở ra nhiều thị trường tiềm năng tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu hướng tới trong tương lai.

    ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

    Hiện nay, Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ) đang thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận hữu cơ bằng một trong các hình thức dưới đây:
    1. Gửi trực tiếp hồ sơ đến Trung tâm: Km0, Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội; Hotline: 0936141007 / 0988069988;
    2. Gửi qua Email: retaq@mard.gov.vn;
    3. Đăng ký trực tiếp trên website, mọi thông tin đăng ký sẽ được gửi trực tiếp đến cán bộ phụ trách tiếp nhận và xử lý thông tin

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, CẤP CHỨNG NHẬN HỮU CƠ

    1. Nộp đơn Đăng ký chứng nhận
    2. Ký hợp đồng chứng nhận
    3. Nộp phí, lệ phí
    4. Tổ chức triển khai thực hiện (khảo sát địa điểm, lấy mẫu, đánh giá, thử nghiệm…)
    5. Cấp giấy chứng nhận.

    Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (RETAQ) tin tưởng rằng, các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ theo TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.sẽ góp phần nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu sản phẩm và đáp ứng kỳ vọng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng